Gia Lai được mùa chanh dây, nông dân lãi hàng trăm triệu
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.Nhận định Newcastle vs Man City (2 giờ ngày 15.5): Nhà vô địch giễu võ, giương oai
TP.HCM: Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM trả lời đơn của bà Huỳnh Thị Hồng Nhung và ông Trần Huỳnh Thế Hảo (ngụ ấp Phú Thới, xã Quới Thiện, H.Vũng Liêm, Vĩnh Long) cùng một số người dân khác có tên trong đơn; Sở Xây dựng TP.HCM trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Phúc (ngụ số 20/1 Nguyễn Trường Tộ, P.13, Q.4) - Là người đại diện theo ủy quyền của các hộ dân đang sinh sống tại khu nhà ở số 443 Hai Bà Trưng, P.Võ Thị Sáu, Q.3; Công an Q.3 trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Đào Duyên (ngụ số 67, đường Trần Phú, KP.5, TT.Hai Riêng, H.Sông Hinh, Phú Yên) và ông Nguyễn Đăng Khang (ngụ số 76, đường T8, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú); Công an Q.Bình Thạnh trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Tâm Sự (ngụ số 303/19 Dương Thị Mười, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12); Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Công an TP.HCM trả lời đơn của ông Lê Kiến Quốc (ngụ số 35, đường Hoàng Bá Huân, tổ 3, KP.6, TT.Củ Chi, H.Củ Chi); Công an Q.5 trả lời đơn của bà Trần Bích Thủy - Giám đốc Công ty TNHH Tân Phúc Hồng (lô EA1, đường 19A, Khu công nghiệp Hiệp Phước, H.Nhà Bè); UBND xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn trả lời đơn của ông Phạm Ngọc Sử (ngụ số 5/6A đường Nguyễn Thị Thử, ấp 11, xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn); UBND H.Củ Chi trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Anh Nga (ngụ số 30/1, đường 755, ấp Gò Nổi, xã An Nhơn Tây, H.Củ Chi) - Là người đại diện theo ủy quyền của ông Giang Minh.Văn phòng Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Quắt (ngụ số 82, đường D8, khu 11, khu dân cư P.Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương); UBND tỉnh Đắk Lắk trả lời đơn của ông Lại Mạnh Cường (ngụ số 93/79 Nguyễn Văn Cừ, P.Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột); UBND H.Vạn Ninh, Khánh Hòa trả lời đơn của ông Võ Văn Đào và bà Lê Thị Mười (ngụ thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, H.Vạn Ninh) và một số người dân khác có tên trong đơn...Bạn đọc có thể liên hệ Ban Công tác bạn đọc - Báo Thanh Niên để biết thêm chi tiết.
'Bóng đá Việt Nam đang sở hữu những khối 'tài sản' khổng lồ!'
Tiếng cún con sủa ầm ĩ quanh đâytrước hiên nhànhững đốm sáng rắc trên vòm lárồi ươm vàng trên cả lối đi"Này bé cưng, em ở đâu?"cỏ lên xanhchẳng mấy chốc ngút đầukhu vườn, sau quãng ngày mưa bãothì giờ đang bắt đầu thay áongày xanh vô tậntrời caoCỏ đã xanhngười làm vườn tâm hồnsẽ chẳng thể phút nào ngơi nghỉ.Nhành hoa rực theo lối đi,tiếng chim nhỏ bên hàng ràocất tiếng hótmang lời dự báoBước chân nhanhnhìn khắp khu vườnmiền xanh đẹp, hồ như nín thởcỏ sau mưanắng sau mưaTrở lại đây, trở về đâynỗi đợi xa xôidưới ánh sángnhững triền bóng tốiChú cún con ngơ ngẩn điều gìbỗng vụt đến bên ngườithở dốc- "Này bé ơi, em đã đi đâu?""Này bé ơi, em có nghenhững mầm mớibắt đầu?"
"Không muốn ai mắc nợ mình"- đó là chia sẻ của bà Thảo - chủ tiệm kinh doanh gốm sứ xuất khẩu ở TP.Thuận An, với PV Thanh Niên. Bà cho biết từ khi có ý định mở tiệm mì với mục đích san sẻ phần nào gánh nặng kinh tế cho bà con lao động nghèo, bà được mẹ khuyên để giá 0 đồng. Tuy nhiên, dù làm thiện nguyện nhưng bà quan niệm không muốn ai mắc nợ mình nên để giá 1.000 đồng."Khi mọi người tới ăn và lấy tiền ra trả là họ không mắc nợ gì mình cả. Được trả tiền khiến mọi người có tâm lý thoải mái hơn khi ghé tiệm. Còn nếu không có sẵn tiền lẻ thì trả bằng một nụ cười tôi cũng nhận", bà phân trần.Vậy là 1 tháng nay, tiệm mì gói phục vụ đều đặn vào buổi chiều từ 16 - 18 giờ, thứ hai đến thứ bảy. Mỗi buổi, tiệm bán được 200 - 250 gói mì tôm đủ loại. Ngoài ra còn có hủ tiếu, phở, bún ăn liền để khách chọn lựa. Vì còn bận công việc kinh doanh nên bà Thảo không có nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn, vì thế bà chọn mì gói để chế biến nhanh và bảo quản được lâu. Biết mì gói ăn nhiều sẽ nóng, nên bà nấu một nồi nước dùng lớn và chất lượng với củ cải, cà rốt, nấm thay vì chỉ dùng nước sôi.
Phương Khánh, Ngọc Châu đẹp lộng lẫy trong show thời trang Golden Era